Phát biểu của Đại sứ Osius tại Hội thảo của CSIS – CSSD về Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam
Theo nguồn tin trên trang mạng của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở tại Sài Gòn
14/1/2016
Chào tất cả quý vị!
Rất cảm ơn quý vị đã mời tôi tới tham dự cuộc hội thảo tuyệt vời hôm nay. Tôi rất vui được gặp lại ở đây nhiều gương mặt thân quen, nhiều người bạn mới, và vui mừng được chứng kiến những mối gắn kết mới đang được hình thành giữa các học giả của hai nước.
CSSD là một tổ chức nghiên cứu rất có uy tín tại Hà Nội. Chúng tôi thường đánh giá cao những ý kiến sâu sắc của Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường.
Danh tiếng của CSIS đã có từ lâu và tôi vui mừng khi thấy những người bạn cũ như Murray Hiebert, Wendy Cutler và Evan Medeiros.
Đây là dấu hiệu tốt đẹp cho tương lai khi những bộ óc uyên bác nhất của cả Hoa Kỳ và Việt Nam có thể gặp gỡ nhau trong bầu không khí sáng tạo và cởi mở để cùng thảo luận những phương thức nhằm xây dựng quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai bên.
Việt Nam có một vị trí rất đặc biệt trong tim tôi. Điều này thì ai cũng biết. Nhưng tôi muốn chia sẻ với các bạn lý do vì sao.
Khi lần đầu tiên đặt chân đến đất nước này năm 1996, tôi còn là một nhà ngoại giao trẻ tuổi được cử đến để bắt đầu thực hiện những gì mà Tổng thống Clinton khi đó gọi là “thời kỳ hàn gắn và xây dựng”.
Tôi đã phục vụ tại Hà Nội và tại đây, thành phố Hồ Chí Minh và trong tâm trí tôi rất nhiều hình ảnh này vẫn còn rất sống động.
Điều tôi nhớ nhất chính là những người trẻ mà tôi có cơ hội quen biết, những người giờ là bạn tôi.
Tôi nhớ họ rất lạc quan về tương lai của đất nước và mong mỏi Hoa Kỳ trở lại Việt Nam – lần này với tư cách là đối tác.
Rõ ràng là việc cùng Việt Nam định hình một tương lai mới là hết sức quan trọng đối với Hoa Kỳ – để bắt đầu một hành trình mới – một hành trình sẽ chứng kiến những người trẻ tuổi này tận dụng mọi cơ hội cần thiết để theo đuổi mục tiêu của mình – đó là giáo dục, kinh tế hoặc những điều khác. Bởi vì tôi biết nếu họ có thể theo đuổi ước mơ của mình thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi.
Và nếu Việt Nam trở thành quốc gia vững mạnh và thịnh vượng thì khi đó Hoa Kỳ cũng sẽ được hưởng lợi.
Vì vậy, tôi đã nhìn thấy cả những tiềm năng và thách thức và tôi biết chắc chắn sẽ thành công trong hành trình mới này.
Hợp tác thương mại của chúng ta lúc đó còn rất ít ỏi – chưa đầy 500 triệu USD một năm.
Quan hệ giữa nhân dân hai nước bị cắt đứt, và chính phủ hai nước chúng ta biết về nhau rất ít, vì vậy xây dựng lòng tin là vô cùng khó khăn.
Nhưng do lòng kiên nhẫn, tính bền bỉ và sự dũng cảm của cả hai chính phủ chúng ta, quan hệ giữa hai nước dần dần được cải thiện và trong vòng vài năm qua đã hoàn toàn thay đổi.
Hoa Kỳ hiện đã trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam và thương mại song phương đã đạt gần 40 tỉ USD. Các nhà khoa học của chúng ta đang hợp tác cùng nhau để giải quyết các vấn đề về y tế toàn cầu và biến đổi khí hậu; quân đội hai nước chúng ta đang làm việc cùng nhau trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, an ninh biển và ứng phó với thảm họa.
Năm 2015, gần 19.000 du học sinh Việt Nam theo học tại các trường ở Hoa Kỳ, đứng đầu các nước ASEAN.
Cuối ngày hôm nay các bạn sẽ nghe bà Đàm Bích Thủy, một nhà lãnh đạo trong việc xây dựng Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) tại thành phố Hồ Chí Minh. FUV là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong lĩnh vực giáo dục và đây là một ví dụ tuyệt vời khi nhắc đến một dự án chúng ta đã hình dung ra cách đây 20 năm khi tái thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tôi không thể nghĩ ra một biểu tượng nào tốt hơn để minh chứng cho quan hệ tốt đẹp giữa hai nước bằng một trường đại học Việt Nam được xây dựng từ mô hình của Hoa Kỳ. Trường đại học này sẽ đào tạo ra những nhà lãnh đạo tương lai cho Việt Nam cho những thế hệ tiếp theo.
Tuy nhiên không gì có thể chứng minh mối quan hệ vượt bậc của chúng ta tốt hơn là hai sự kiện diễn ra trong năm 2015 – đó là chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Washington và việc kết thúc đàm phán hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước. TPP, nếu được thực hiện đầy đủ, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương, và làm thay đổi cảnh quan kinh tế và chiến lược ở Đông Á và Đông Nam Á.
Vì vậy, 20 năm sau khi tôi phục vụ ở đây lần đầu tiên, tôi có thể nói với mọi người tôi gặp đó là Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Nhưng một điều không hề thay đổi đó là những người trẻ tuổi ở Việt Nam. Đất nước này với phần lớn người dân sinh ra sau năm 1975 vẫn tràn đầy những người trẻ lạc quan, thông minh, năng động và hết sức chăm chỉ.
Tôi gặp họ mỗi ngày tại đây ở thành phố Hồ Chí Minh và khắp nơi trên đất nước. Họ đang trưởng thành trong quá trình Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới; họ kể cho tôi về những cơ hội và sự thịnh vượng mà cha mẹ họ chưa từng có và họ thúc giục tôi phải xây dựng quan hệ ngày càng sâu sắc hơn giữa hai nước.
Tôi nghe họ kể về những ước mong này và mỗi ngày tôi đều yêu cầu các đồng nghiệp của tôi phải tìm cách để đạt được những điều đó.
Nhờ 20 năm qua, chúng ta đã xây dựng được một nền tảng tuyệt vời để tiếp tục xây dựng.
Các lợi ích kinh tế của chúng ta ngày càng bện chặt vào nhau và TPP sẽ củng cố thêm những mối quan hệ này.
Do hai nước chúng ta đã hòa giải, người dân hai nước có thể hòa giải và tại thành phố Hồ Chí Minh chúng ta có thể thấy rất nhiều người Mỹ đến đây mở công ty.
Những lợi ích chiến lược của chúng ta cũng đang xích lại gần nhau – cả hai nước đều đang tìm cách đấu tranh và bảo vệ một trật tự thế giới dựa trên luật pháp và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình và những nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả các nước, bất kể nước đó to hay nhỏ.
Nhưng, giống như trường hợp 20 năm trước đây, không có điều gì chắc chắn sẽ xảy ra. Dù tôi là người lạc quan, tôi vẫn cần phải nêu ra những thách thức – mà nếu không được giải quyết và xử lý – có thể cản trở và thậm chí làm chệch hướng những hy vọng chung của chúng ta.
Hoa Kỳ đã đạt được một mối quan hệ mới với các nước Đông Nam Á và chính sách đối ngoại tái cân bằng của chúng tôi đang gặt hái được những kết quả tốt đẹp. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi cần phải tiếp tục tận tâm và tập trung, và tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho mục tiêu thịnh vượng và hòa bình của khu vực. Đó là lý do tại sao Tổng thống của chúng tôi đã làm việc rất tích cực để tham dự vào khu vực này trên lĩnh vực biến đổi khí hậu, bệnh dịch và giáo dục. Đó cũng là lý do tại sao Tổng thống luôn kiên định nói về những thách thức an ninh của khu vực – đó là khủng bố và các mối đe dọa về an ninh phi truyền thống khác – nhưng những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa – hay “Biển Đông” như vẫn được gọi ở Việt Nam – nếu không được giải quyết một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế – sẽ làm giảm lòng tìn và đe dọa sự ổn định.
Đó cũng là lý do tại sao Hoa Kỳ cam kết bảo đảm rằng nhân quyền cơ bản phải được tôn trọng trên khắp thế giới.
Đó là bởi vì chúng tôi muốn Việt Nam thành công; chúng tôi tìm cách tham dự những vấn đề này, bởi vì nhân dân hai nước chúng ta đều đồng ý rằng bảo vệ những quyền cơ bản như tư do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do báo chí là những điều kiện tiên quyết để đạt được sự thịnh vượng về kinh tế dài lâu và an ninh chính trị. Cả hai bản Hiến pháp của chúng ta đều bảo đảm những quyền con người này và tôi tự hào khi thấy chúng ta có thể nói về những vấn đề phức tạp theo cách có thể tìm ra điểm chung theo tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Theo tinh thần này tôi muốn trình bày một quan ngại rất nghiêm túc. Như chúng ta đã biết, TPP có khả năng cải thiện đáng kể nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là biểu tượng to lớn về thành công trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tôi lo sợ rằng những báo cáo liên tiếp về các vụ quấy rối và bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa có thể đẩy Việt Nam đối mặt nguy cơ đánh mất TPP và tất cả những gì có tính biểu tượng. Mong ước chân thành của tôi là các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra những mối đe dọa. Thế giới đang dõi theo Việt Nam. Quốc hội Hoa Kỳ cũng đang dõi theo Việt Nam. Và rất nhiều thành viên của Quốc hội đã tuyên bố rõ họ sẽ xem xét cẩn thận tình trạng nhân quyền của Việt Nam khi biểu quyết xem có đưa Việt Nam vào TPP hay không. Tôi nói điều này với tư cách một người bạn của Việt Nam. Việt Nam không nên đánh mất cơ hội trở thành thành viên TPP chỉ bởi vì các nhà lãnh đạo quyết định rằng quấy rối và bắt giữ các nhà hoạt động nhân quyền quan trọng hơn.
Hiện nay, tôi nhận thấy hai nước chúng ta đến từ các bối cảnh lịch sử, văn hóa và kinh tế xã hội khác nhau. Và khi tôi bày tỏ mối quan ngại về các vụ bắt giữ hoặc quấy rối các nhà hoạt động nhân quyền và lao động, tôi làm điều này với sự khiêm nhường biết rằng Hoa Kỳ cũng đối mặt với những thách thức. Nhưng qua 20 năm qua, một điều đã trở nên rõ ràng đối với tôi đó là người Mỹ và người Việt Nam đều tin vào những nguyên tắc cơ bản giống nhau về bình đẳng, tự do và công bằng.
Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục theo con đường này bởi vì nếu chúng ta có thể chứng tỏ những tiến bộ về nhân quyền thì chúng ta có thể đạt được đầy đủ tiềm năng của mối quan hệ này.
Đây là mối quan hệ mà – tôi tin 20 năm tiếp theo kể từ hôm nay – sẽ chứng kiến những người trẻ tuổi của hai nước chúng ta đổi mới cùng nhau và đi đầu trong việc thiết lập các doanh nghiệp mới và các cơ hội đầu tư.
Họ sẽ tự do trao đổi ý tưởng giúp cải thiện công việc và cộng đồng cũng như chính phủ của họ. Họ sẽ phục vụ cùng nhau trong các lực lượng vũ trang của chúng ta trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình và sẽ làm việc cùng nhau để đối phó với các cuộc khủng hoảng nhân đạo và thảm họa thiên nhiên.
Họ sẽ tìm ra thuốc điều trị cho các loại bệnh tật và giải pháp cho các mối đe dọa về biến đổi khí hậu và họ sẽ trở thành lãnh đạo trong chính phủ để đảm bảo một trật tự dựa trên luật pháp giúp bảo vệ lãnh thổ và hòa bình – và không có những lựa chọn sai lầm của nước này hay nước khác.
Mục tiêu của Hoa Kỳ cho mối quan hệ song phương rất rõ ràng và kiên đinh: Chúng tôi ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền và chúng tôi cam kết hợp tác với người dân và Chính phủ Việt Nam để thực đạt được mục tiêu đó.
Tôi cảm ơn ban tổ chức hội thảo đã dành cho tôi cơ hội phát biểu với quý vị hôm nay.
Tôi tin tưởng rằng tất cả quý vị cũng nhất trí với tôi là hai mươi năm đầu tiên vừa qua chỉ là phần mở đầu của một câu chuyện dài hơn và phong phú hơn nhiều.
Xin cảm ơn!
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/osius-160116.html
You may also like
Archives
- February 2025
- December 2024
- September 2024
- August 2024
- July 2024
- April 2024
- March 2024
- February 2024
- January 2024
- December 2023
- November 2023
- October 2023
- September 2023
- August 2023
- July 2023
- June 2023
- January 2023
- November 2021
- July 2021
- January 2021
- December 2020
- November 2020
- September 2020
- July 2020
- May 2020
- April 2020
- March 2020
- February 2020
- January 2020
- December 2019
- November 2019
- October 2019
- September 2019
- August 2019
- July 2019
- June 2019
- May 2019
- April 2019
- March 2019
- January 2019
- December 2018
- November 2018
- October 2018
- September 2018
- August 2018
- July 2018
- June 2018
- May 2018
- April 2018
- March 2018
- February 2018
- January 2018
- December 2017
- November 2017
- October 2017
- September 2017
- August 2017
- July 2017
- June 2017
- May 2017
- April 2017
- March 2017
- February 2017
- January 2017
- December 2016
- November 2016
- October 2016
- September 2016
- August 2016
- July 2016
- June 2016
- May 2016
- April 2016
- March 2016
- February 2016
- January 2016
- December 2015
- November 2015
- October 2015
- September 2015
- August 2015
- July 2015
- June 2015
- May 2015
- April 2015
- March 2015
- February 2015
- January 2015
- December 2014
- November 2014
- October 2014
- September 2014
- August 2014
- July 2014
- June 2014
- May 2014
- April 2014
- March 2014
- February 2014
- January 2014
- December 2013
- November 2013
- October 2013
- September 2013
- August 2013
Leave a Reply